Trong chương trước đây, chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu một trong những câu hỏi lớn nhất trong cuộc đời:

cuộc đời chúng ta có mục đích gì?

Chúng ta đã tạm dừng nơi Kinh Thánh dạy rằng chúng ta là những sinh linh,

được tạo ra để có một

mối quan hệ yêu thương với thiên chúa

Đó là một bức tranh hoàn mỹ được vẽ nên từ câu chuyện về Vườn Ê-đen.

Nhưng khi chúng ta nhìn xung quanh, ta thường không thấy cái đẹpcái tốt. Hoàn toàn ngược lại.


Vậy có lẽ rằng một câu hỏi lớn khác mà nhiều người chúng ta đã nghiền ngẫm là...

Điều gì

không đúng trong thế giới của chúng ta?


Điều gì là gốc rễ của tất cả những

vấn đề mà chúng ta thấy?

Cách chúng ta trả lời câu hỏi đó sẽ xác định cáchchúng ta giải quyết những vấn đề này.

Vậy quan điểm của

kinh thánh là gì?

Chương 2

Cái Tốt Hóa Xấu

Chương 2

Cái Tốt Hóa Xấu

Đánh giá của Kinh Thánh về nhân loại và những vấn đề của loài người là nhân loại và thế giới chúng ta căn bản thì...

Chương 2

Cái Tốt Hóa Xấu

Theo sách Sáng Thế, nhân loại đáng lẽ ra là

trung tâm trong
tạo hoá của Thiên Chúa.


Không một loài nào khác được ban cho đặc ân được có một mối quan hệ đặc biệt với Chúa.

Tuy nhiên, một phần trong mối quan hệ đặc biệt của chúng ta bao gồm

khả năng từ chối Chúa.

Tự do ý chí và tình yêu

Đức Chúa Trời tạo dựng những sinh vật có tự do ý chí.

Có nghĩa là những sinh vật này có thể đi đúng hay sai.Nhiều người nghĩ rằng họ có thể tưởng tượng ra những sinh vật có tự do nhưngkhông thể nào đi sai; tôi không tưởng tượng được như vậy.
Nếu một sinh vật có tự do để làm thiện, nó cũng có tựdo để làm ác. Và tự do ý chí là điều đã làm những xấu xa ác độc có thể xảy ra.

Tại sao Thượng Đế lại cho sinh vật có tự do ý chí? Bởivì, tự do ý chí, mặc dù có thể tạo ra sự xấu xa ác dộc, đó cũng là điều duy nhất
làm cho tình yêu thương hay điều thiện, hay sự vui mừng, đáng để mà có. Vũ trụ đầy những người máy - những sinh vật giống như máy móc - không đáng được tạo dựng.

C.S. Lewis, The Problem of Pain

Tôi xin lỗi, tôi đáng gặp vấn đề kết nối mạng.


Hơn nữa, tôi cần có tự do ý chí để những điều đó có ý nghĩa thực sự.

Hey Zoogle, bảo tôi rằng bạn yêu tôi.

Thí dụ:

Nhân loại đã làm gì với

tự do ý chí này?

xin đọc các đoạn sau trong sách Sáng Thế 2 và 3.

Đức Chúa Trời trồng một khu vườn tại Ê-đen ở phía đông và đặt người Ngài đã dựng nên tại đó.

Đức Chúa Trời khiến từ đất mọc lên MỌI CÂY CỐI ĐẸP mắt và ăn NGON.

Đức Chúa Trời đem người đặt vào vườn Ê-đen để canh tác và chăm sóc vườn.

Đức Chúa Trời truyền lệnh cho người rằng:

“Con có thể ăn BẤT CỨ
TRÁI CÂY NÀO
trong vườn...”

“...nhưng về trái của cây biết điều thiện và điều ác thì CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN vì ngày nào con ăn trái cây đó, chắc chắn con sẽ chết.”

Trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã tạo nên, RẮN rắn là loài xảo quyệt hơn cả.

Rắn nói với người nữ: “Có thật Đức Chúa Trời đã dặn các người không được ăn trái các cây trong vườn sao?"

Người nữ nói với con rắn: “Chúng tôi được ăn trái của các cây trong vườn, nhưng về trái của cây trồng giữa vườn, Đức Chúa Trời đã phán: ‘Các con không được ăn, cũng đừng đụng chạm đến trái cây ấy, kẻo các con sẽ chết’”.

Con rắn nói với người nữ: “Các người chắc chắn không chết đâu! Vì Đức Chúa Trời biết rằng khi nào các người ăn trái cây đó thì mắt mở ra, và CÁC NGƯỜI SẼ GIỐNG ĐỨC CHÚA TRỜI biết điều thiện và điều ác.”

Khi người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quý vì làm cho mình khôn ngoan, thì...

HÁI VÀ ĂN

...rồi trao cho chồng đang đứng bên cạnh; chồng cũng ăn nữa.

Có gì đặc biệt về

quả cấm?

Khi chúng ta đọc về quả cấm (Sách Sáng Thế 2:17), một số người tưởng tượng rằng nó là một loại bẫy mà Chúa đã thiết kế cho sự suy đồi của nhân loại.


Nhưng hãy nhớ rằng Vườn Ê-đen là như thế nào. 

Nó không phải là một

hoang mạc với xương rồng và cát

với duy chỉ một cây quả ngon (nhưng bị cấm) ngay giữa vườn.

Vườn Ê-đen tràn đầy cây cối

"đẹp mắt và ăn ngon"

Quả cấm không phải là một cạm bẫy.

Có lẽ không có gì đặc biệt về cái quả. Tuynhiên, nó là biểu tượng rõ ràng về sự tự do của A-đam và Ê-va trong việc

từ chối một mối quan hệ

với đấng tạo dựng của họ.

Nếu chúng ta thử nghĩ về điều này, tất cả các mối quan hệ có ý nghĩa đều có

quả cấm.

Tình bạn
Sự phản bội
Nhiệm vụ
Sự bỏ trốn
Hôn nhân
Ngoại tình

Chúng ta có thể thấy là những mối quan hệ có ý nghĩa đều có một “quả cấm.”

Thật ra, lấy ăn một quả cây là một cử chỉ bình thường trên mặt đạo đức. Vì vậy chúng ta có thể cảm thấy kỳ lạ sau khi chứng kiến một phản ứng mãnh liệt vì hành động này.

Nhưng cái chúng ta cần phải hiểu là

sự quan trọng về mặt quan hệ của hành động này.

Hãy tưởng tượng một người chồng sau khi cải nhau với vợ mình rồi không nói một lời nào, đưa cô cái nhẫn cưới của mình rồi đi ra khỏi nhà.

Đưa lại chiếc nhẫn hình như là bình thường trên mặt đạo đức lại truyền đạt ý nghĩa gì?

Tương tự như vậy, lấy ăn trái quả cấm có hậu quả nghiêm trọng, không phải vì trái quả đó có tội lỗi, mà vì cái ý nghĩa của nó:  
A-đam và Ê-va đã từ chối Chúa là Đấng Tạo Hoá và Cha thiên thượng của họ.

Kinh Thánh miêu tả một cách chính sác tình cảnh của nhân loại và Đấng Tạo Hoá trong sách Luca 15: 11-24,  Ngụ Ngôn Về Người Con Trai Phóng Đãng.


Chẳng bao lâu, người em tóm thu hết của cải và đi đến một nơi xa; ở đó, nó ăn chơi phóng đãng, phung phí tài sản mình.

Người em nói với cha: ‘Thưa cha, xin CHIA CHO CON PHẦN TÀI SẢN thuộc về con.’ Và người cha đã chia gia tài cho chúng.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Trong thời đại của Chúa Giê-su, mọi người nghe câu chuyện này đều sẽ bị kinh ngạc. Đó là vì di sản chỉ được phát ra khi người đã chết. Người con trai xin hỏi phần tài sản là tương đương với muốn cha mình mất. Đó là một hành vi rất là tổn thương trong tình gia đình.

Ngài lại kể tiếp: “Một người kia có hai con trai.

Xin hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khitiếp tục

Hãy suy nghĩ về một lần nào mà bạn đã phản bội hoặc bác bỏ một người khác và làm họ đau lòng.

Hãy nghĩ về bức tranh dịu dàng của câu chuyện tạo hoá trong sách Sáng Thế 1.

Nhân loại đã được ban cho

phẩm giá của
tự do ý chí

nhưng lại chọn

từ chối mối quan hệ với Thiên Chúa.  

Sự từ chối thì rất là đau đớn. Và yêu càng nhiều thì vết thương càng càng sâu. Đó cũng là sự thật trong mối quan hệ giữa Chúa và nhân loại.

A-đam và Êva đã rời khỏi mối quan hệ với Thiên Chúa khi họ nghe theo lời của con rắn trong sách Sáng Thế 3:5:

“Khi nào các người ăn trái cây đó thì mắt mở ra, và các người sẽ giống Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.”

Sự cám dỗ lôi cuốn là nếu họ ăn trái quả cấm của cây biết điều thiện và điều ác, họ có thể tự xác định tốt và xấu cho mình.


và cuối cùng

tự xưng là chúa.

Tôi là chủ của số phận mình: Tôi là thuyền trưởng của tâm hồn mình.

WILLIAM ERNEST HENLEY, “INVICTUS”

Tội lỗi thực chất là sự rời khỏi Chúa.

MARTIN LUTHER

Tội lỗi là tin vào lời nói dối là mình đã đươc tự tạo ra,tự lực và tự duy trì.

AUGUSTINE

A-đam và Ê-va đã quyết định.
Từ lúc này,

không quyền lực nào


có thể xác định cho họ ranh giới của tốt và xấu.

Chân lý, cùng với đạo đức, phải nhừa đường cho sự lựa chọn và ưu tiên cá nhân của họ.

Và khi họ đã

dời Chúa


ra khỏi vị trí quyền lực trong đời mình, họ đã trở thành “thủ trưởng” của chính mình; họ sẽ tự cai trị số phận bởi trí khôn của mình.

Như thế tính chất của tội lỗi là

sự từ chối
Chúa

và tự đặt mình trên ngôi của Chúa.

Tiếp tục

Xin hãy dành chút thời gian để xem xét trước khi tiếp tục

Bạn có thấy mình giống như vậy, muốn tự quyết định cuộc đời của mình?

Để đọc thêm về những chủ đề trong đoạn phim ngắn này, xin hãy ấn vào đây.

"Bản chất tội lỗi" là gì?

Họ muốn, chúng ta gọi, “tự kêu linh hồn là của riêng mình.” Nhưng đó chỉ là sống trong sự lừa gạt, vì linh hồn của chúng ta, thực chất, lại không phải của mình. Họ muốn một chổ nào đó trong vũ trụ này mà họ có thể nói với Chúa, “Đây là chuyện của chúng tôi, không phải của Ngài.” Nhưng thế gian này không có chổ đó.

CS LEWIS, THE PROBLEM OF PAIN

Sự rời khỏi Chúa tạo ra một vết rạn nứt giữa chúng ta và Chúa, nhưng cũng dẫn đến hậu quả bi kịch trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét những hậu quả đó và những gì chúng ta có thể làm trong phần tiếp theo.