Chương 1

Đời người là gì?

Bắt đầu
Chúng ta đặt ra nhiều câu hỏi mỗi ngày.
Cái điện thoại của tôi đâu?
Tôi sẽ ăn gì?
Khi nào xe đến?

Tuy nhiên, thỉnh thoảng - khi đang uống cà phê hoặc nằm trên giường - chúng ta nghĩ ngợi về

NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG

Tôi là ai?
Tôi làm gì trên thế gian này?
Định mệnh cuối cùng của tôi là gì?
Đây là những câu hỏi quan trọng sẽ ảnh hưởng tới...

Cách bạn

sống

Điều bạn

quý trọng

Điều gì mang lại cho cuộc sống của bạn

ý nghĩa

Chúng ta nên làm thế nào để trả lời những

câu hỏi quan trọng này?

Điểm chính của những câu hỏi này thực sự là một câu hỏi khác:

Bản chất của

CON NGƯỜI là gì?



Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ xác định mục đích và ý nghĩa của chúng ta.

Có những lựa chọn nào?

Đây là hai lựa chọn có thể:

LỰA CHỌN 1

TÔI LÀ MỘT CỖ MÁY SINH HỌC PHỨC TẠP VÀ

CHỈ CÓ BẤY NHIÊU THÔI

LỰA CHỌN 2

TÔI LÀ MỘT SINH LINH VỚI MỘT

LINH HỒN

Chúng ta hãy tìm hiểu về Lựa Chọn 1 trước.
Tiếp tục

Chủ nghĩa

tự nhiên

Thế giới quan này gọi là chủ nghĩa tự nhiên và nó nói là tất cả thực tế được tạo ra từ vật chất.

Chúng ta là những cỗ máy sinh tồn - những cỗ máy được lập trình một cách mù quáng để bảo tồn các phân tử ích kỷ gọi là gen.

Richard Dawkins

Cái Gen Ích Kỷ

Ý nghĩa của thế giới quan này là gì?


Nửa thế kỷ trước Dawkins, nhà triết học vô thần Bertrand Russell đã giải thích rõ ràng về hậu quả của chủ nghĩa

tự nhiên -

Hãy xem xét kết luận của Russell về ý nghĩa của cuộc đời.

"Nhân loại là sản phẩm của những nguyên tố không thấy trước kết quả mà chúng sẽ đạt được; nguồn gốc của ta, sự phát triển của ta, nỗi lo và hy vọng của ta, tình yêu và niềm tin của chúng ta, tất cả đều là kết quả của sự sắp xếp ngẫu nhiên giữa các nguyên tử; không sự say mê nào, không nghĩa cử anh hung nào, không ý nghĩ và cảm giác mãnh liệt nào có thể bảo tồn một cuộc đời qua khỏi nấm mồ; tất cả lao lực suốt các thời đại, tất cả sự tận tâm, tất cả những cảm hứng, và cả những dấu ấn sáng chói của các thiên tài, tất cả đều sẽ mất đi với hệ mặt trời, và toàn thể thành tích mà nhân loại đạt được phải chịu chôn vùi dưới mảnh vụn của một vũ trụ hoang tàn [...] Chỉ trong phạm vi giàn giáo của những sự thật này, chỉ trên nền tảng vững chắc của sự tuyệt vọng cực độ này mà chỗ dung thân cho linh hồn có thể được xây dựng một cách an toàn."

Bertrand Russell

Sự Thờ Phụng Của Người Tự Do

Là một người vô thần, Russell đã đưa thế giới quan tự nhiên của mình vào kết luận hợp lý của nó: cuộc sống dường như chứa đầy ý nghĩa và giá trị siêu việt - nhưng nếu chủ nghĩa tự nhiên là đúng, chúng ta nên đối mặt với thực tế khó khăn lạnh lẽo đó là cuộc sống thực sự không phải vậy.

Nếu thế giới quan này là đúng, thì chúng ta không ngoài gì thể xác. "Chúng ta" chỉ là thể xác.

Tất cả nhận thức về bản thân nằm ngoài cơ thể chỉ là ảo giác.

Kinh thánh kể một câu chuyện về một người đàn ông có cách nhìn cuộc sống rất giống với quan điểm hiện đại này. Sau đây là một sự thích nghi từ Lu-ca 12: 15-20.

Rồi Ngài bảo dân chúng: “Hãy thận trọng, đề phòng mọi thứ tham lam, vì cuộc sống con người không cốt tại của cải dư dật đâu!” 

Ngài lại dạy họ một ngụ ngôn: “Ruộng của một người kia rất trúng mùa. Ông này ngẫm nghĩ:

‘Ta phải làm gì đây? Vì ta không còn chỗ để chứa hoa lợi nữa!’

Rồi tự nhủ: ‘Ta sẽ làm thế này:


ta sẽ phá dỡ các kho lẫm, xây lại cho lớn hơn. Ta sẽ thu trữ tất cả mùa màng của cải ta vào đó.’

Ta sẽ bảo linh hồn ta:

Linh hồn


ngươi đã có lắm của cải tích trữ cho nhiều năm;
vậy hãy nghỉ ngơi, ăn uống và hưởng lạc đi.

Nhưng Đức Chúa Trời bảo ông ta:


“Hỡi kẻ khờ dại kia! Đêm nay, linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, vậy của cải ngươi sắm sửa đó sẽ thuộc về ai?”

Giống như người đàn ông giàu có trong câu chuyện này nghĩ rằng linh hồn được nuôi dưỡng bằng “gạo”, có lẽ điều tốt nhất chúng ta có thể tìm cho con người là làm thỏa mãn sự thèm ăn, giảm thiểu nỗi đau và tối đa khoái cảm.

Nếu chúng ta chỉ là thể xác, thì khái niệm rằng phải có gì đó hơn nữa trong cuộc sống - rằng chúng ta không chỉ là thể xác, rằng có những giá trị thực sự, siêu việt ngoài việc thỏa mãn sự ham muốn của chúng ta - chẳng lẽ những khái niệm này chỉ là vô thực?

Nhà triết học người Đan Mạch Kierkegaard suy ngẫm và ẩn dụ cuộc đời của con người giống như một hòn đá bị ném qua mặt sông:

"nó tiếp tục nảy,
đến khi, giống như cuộc sống,
nó mất động lượng
và chìm vào
hư vô."

Nói cách khác, vì chúng ta dù sao đều chết, bất kể mọi thứ chúng ta cố gắng xây dựng trong cuộc đời ngắn ngủi, cuối cùng đó chỉ là

VÔ NGHĨA

Điều này dường như không phù hợp với cảm giác trực quan về cuộc sống không chỉ là thức ăn và niềm vui. Tuy nhiên, câu trả lời tốt hơn có vẻ khó tìm thấy từ một thế giới quan tự nhiên, vô thần. Thế giới quan vô thần tuyên bố rằng không có sự thật nào ngoài sự thật khoa học và do đó không có gì thực sự ngoài những gì khoa học có thể phát hiện (tức là, các nguyên tử).

vậy có

Hợp lý không?

Ngoài cách nhìn ảm đạm, chủ nghĩa tự nhiên bằng cách giả tạo giới hạn những gì chúng ta được phép xem xét khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất.

Vậy có quan điểm nào mà bản chất con người, giá trị và ý nghĩa tìm thấy vị trí của chúng?

Tiếp tục
Chúng ta vừa tìm hiểu Lựa Chọn 1.
LỰA CHỌN 1

TÔI LÀ MỘT CỖ MÁY SINH HỌC PHỨC TẠP VÀ

CHỈ CÓ BẤY NHIÊU THÔI

LỰA CHỌN 2

TÔI LÀ MỘT SINH LINH VỚI MỘT

LINH HỒN

Chúng ta hãy tìm hiểu Lựa Chọn 2.

Kinh thánh tuyên bố rằng chúng ta đã được
Thiên Chúa tạo ra với

linh hồn vĩnh cửu

linh hồn chúng ta khao khát một cái gì đó lớn hơn sự tồn tại sinh học đơn thuần.

Nếu Thiên Chúa, tự Ngài là một linh hồn, tạo chúng ta ra là hơn thân xác, thì chẳng có gì lạ nếu chúng ta có những niềm

khát khao tâm hồn

mà không lượng thức ăn hay thú vui nào có thể thỏa mãn.

Tiếp tục

CS Lewis

Tôi thấy ở trong tôi có một khao khát nào đó mà kinh nghiệm ở thế giới này không thỏa mãn được, sự giải thích có lý nhất là tôi được tạo dựng cho một thế giới khác. Nếu không thú vui nào của trái đất này thỏa mãn được sự khao khát đó, điều này không có nghĩa vũ trụ này giả tạo. Có thể các thú vui của trái đất này không bao giờ được dự định để thỏa mãn niềm khao khát đó, nhưng chỉ khơi dậy nó thôi để cho thấy một phần nào về cái có thật.

Cơ Đốc Giáo Niềm Tin Biện Giải

Từ những trang đầu tiên của Kinh thánh, chúng ta được biết rằng con người không phải là một "sự sắp xếp ngẫu nhiên giữa các nguyên tử."


Vì vậy, hãy đi sâu vào câu hỏi về nguồn gốc và xem Kinh Thánh nói gì về bản sắc và mục đích của con người.


Có nhiều người khi tìm hiểu Kitô Giáo thường gặp khó khăn trong những trang đầu của Kinh Thánh vì họ hiểu sai một điều rất quan trọng câu chuyện sáng tạo trong Sách Sáng Thế.

Hãy tưởng tượng một người, khi đọc một hướng dẫn thí nghiệm hóa học, kêu lên trong bực tức, "Cuốn sách này không có cốt truyện gì hết!" Người này đã hiểu lầm thể loại của của cuốn sách mình đang đọc. Một cuốn hướng dẫn thí nghiệm sẽ không quan tâm đến việc phát triển tình tiết hay nhân vật. Nó chỉ để mô tả cách thức làm thí nghiệm mà thôi.


Tương tự như vậy, nhiều người đọc câu chuyện sáng tạo như một cuốn hướng dẫn thí nghiệm rồi chờ đợi những lời đáp mà nó không phải để cung cấp.

Vậy thể loại của sách Sáng Thế chương 1 là gì và chúng ta nên đọc nó như thế nào?

Sách Sáng Thế không chú tâm đến câu hỏi "như thế nào", mà với câu chuyện thần học về việc tạo dựng của Thiên Chúa, chú trọng vào câu hỏi "tại sao""ai" -

Tại sao lại

có cái gì đó

thay vì không có gì

Ai

tạo ra

vũ trụ này

Con người

là ai

Con người có

quan hệ

gì với Đấng Tạo Hóa

Learn more about the genre of Genesis.

Lưu ý rằng Kinh Thánh không cố thuyết phục người đọc về sự tồn tại của Thiên Chúa (mặc dù có nhiều lý lẽ ủng hộ quan điểm này).

Thay vào đó, từ những trang đầu, Kinh Thánh kể về hoạt động của Thiên Chúa. Trong câu chuyện sáng tạo thế giới trong

SÁNG THẾ 1


chúng ta thấy những cụm từ lặp đi lặp lại:

Và Đức Chúa Trời phán...
Đức Chúa Trời tạo...
Phải có...

Và Chúa

ban phước lành

cho loài người

Hãy

sinh sản

và nhân lên nhiều

Ngài thấy điều đó là

tốt đẹp

Sau đây là trích đoạn từ sách Sáng Thế 1.

Qua Sách Sáng Thế 1, chúng ta thấy một bức chân dung của Thiên Chúa dường như trái ngược với những quan điểm chung về Thiên Chúa:

một

nhân vật
xa lánh

cách biệt

một quyền lực

mạnh mẽ
thù oán

cần phải tránh

&

một người ông

không quan tâm
già yếu

&

Sáng Thế 1 trưng bày một quan điểm khác về Thiên Chúa:

Thiên Chúa

tạo ra

tất cả những gì con người

cần có để thịnh vượng

Ngài

vui thích

trong sự phong phú và đa dạng

&

Ngài mong muốn rằng nhân loại

phồn thịnh
nhân lên nhiều

và tạo ra một thế giới
rất tốt cho con người

Đó là bởi vì con người giữ một vị trí đặc biệt trong câu chuyện tạo hoá thế giới.

Sáng Thế 1:26-27

Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy tạo nên loài người như hình Ta và giống như Ta, để quản trị các loài cá biển, chim trời, súc vật trên cả trái đất và các loài vật bò trên đất.”

Đức Chúa Trời tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Ngài sáng tạo loài người như hình ảnh Đức Chúa Trời. Ngài tạo nên người nam và người nữ.

Sáng Thế 2:7-8

Đức Chúa Trời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và người trở nên một linh hồn sống. Đức Chúa Trời trồng một khu vườn tại Ê-đen ở phía đông và đặt người Ngài đã dựng nên tại đó.

Một động từ đặc biệt trong tiếng Hê-brơ (Do thái) được sử dụng trong chuyện sáng thế khi Chúa tạo ra con người.

Chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa tạm dừng, dường như hít một hơi thật sâu, chú tâm, và "nắn lên" loài người.

Chúng ta đọc thấy các động vật khác được tạo ra "tùy theo loại", nhưng Kinh Thánh tuyên bố rằng Thiên Chúa dựng nên con người

theo
hình ảnh mình

Kinh thánh nói là Thiên Chúa hà

sinh khí

vào chúng ta hiển thị một mối quan hệ đặc biệt giữa loài người và Đức Chúa Trời. Dựa theo kinh thánh, một phần lý do cho mối quan hệ đặc biệt này là vì chúng ta có

linh hồn

và không chỉ đơn thuần là vật chất, sinh vật thể xác.

Thiên Chúa đã chuẩn bị một thế giới tốt đẹp cho nhân loại, giống như một bậc cha mẹ dự đoán sẽ chuẩn bị chu đáo một căn phòng cho đứa con tương lai của họ.


Đó là một bức chân dung của một ý tưởng đơn giản nhưng tuyệt vời:

Thiên Chúa yêu

loài người

Từ những ngọn núi hùng vĩ đến những đồng cỏ, dòng sông và cây cối xinh đẹp — tất cả đều được chuẩn bị cho nhân loại.

Hãy dành một chút thời gian để xem xét trước khi tiếp tục

Nhận thức của bạn về Thiên Chúa là gì?

Tiếp tục

Chúng ta bắt đầu với những

câu hỏi lớn

của cuộc sống

Nếu thực sự không có Thiên Chúa, thì chúng ta cần phải rõ ràng về ý nghĩa của thế giới quan đó, chẳng hạn như bác bỏ các quan niệm về giá trị và ý nghĩa. Chúng ta sẽ phải sắp xếp cuộc sống của mình theo niềm tin rằng cuộc sống cuối cùng là

vô nghĩa

William Lane Craig


Nếu không có Thiên Chúa, vũ trụ là kết quả của một tai nạn khổng lồ, một vụ nổ ngẫu nhiên. Không có lý do gì để nó tồn tại.

Vậy thì con người là một quái vật của thiên nhiên - một sản phẩm mù quáng của vật chất và thời gian cộng với sự may rủi. Con người chỉ là một khối chất nhờn phát triển nên tính hợp lý.  

Nhân loại không có mục đích sống nào hơn một loài côn trùng; cả hai đều là kết quả của tương tác mù quáng giữa may rủi và điều cần thiết.

Niềm Tin Hợp Lý

Mặt khác, nếu Kinh Thánh là thật và lời tuyên bố rằng Thiên Chúa
đấng tạo dựng chúng ta là một

cha thiên thượng
thân thương

thì có nghĩa là chúng ta không chỉ là các phân tử. Chúng ta hơn là xác thịt của minh. Cũng có nghĩa là khao khát của chúng ta cho một điều gì đó cao cả hơn không phải là một ham muốn vô ích, mà nó phát sinh ra từ thâm tâm của chúng ta, những người nằm ngoài giới hạn

vật chất.

Cho dù bạn là một người đã tin, hay chỉ muốn tìm kiếm câu trả lời, chúng ta hãy cùng nhau xem xét các điều mà Kitô giáo xác nhận qua những tuần kế tiếp.

Đến đây kết thúc Chương Một.

Để đọc thêm, phiên bản PDF của Chương 1 có thể được tìm thấy ở đây. Để biết thêm, xin vui lòng xem ở dưới đây những câu chuyện của một số người và cách họ hiểu thêm về Chúa.

Đây là câu chuyện của tôi