CHƯƠNG 6: LỜI ĐÁP CỦA CHÚNG TA

Đến thời điểm này trong khoá học, chúng ta đã diễn tả hoàn cảnh của con người và hành động của Thiên Chúa trong việc cứu rỗi con người khỏi tình cảnh đáng thương của họ.

Trong tuần này, chúng ta sẽ xem xét mỗi cá nhân đáp lại món quà cứu rỗi mà Chúa trao tặng như thế nào.

Trước khi chúng ta nói về lời đáp hợp lý, chúng ta cần biết một số suy nghĩ sai lầm về sự cứu rỗi.

Thật vậy, Kinh Thánh động viên việc kiểm điểm bản thân trước điều quan trọng bậc nhất này.

Anh chị em hãy tự xét mình xem có ở trong đức tin không. Hãy tự thử mình

2 Cô-rinh-tô 13:5

Những quan điểm thiếu sót về Sự cứu rỗi

Như chúng ta thấy, có nhiều quan điểm sai lầm về sự cứu rỗi. Sự chân thành trong việc quay đầu về Chúa không chỉ đơn thuần được xác định bởi một vài từ mà một người từng nói, mà quan trọng hơn, điều đó được xác định bởi cuộc sống sau khi người này quyết định theo Chúa.

Một lời thú tội, một lời cầu nguyện đơn thuần ở một buổi hội đạo hay vào hồi kết của một buổi thuyết trình về tin mừng rất có thể là điểm tựa cho sự cứu rỗi. Hoặc, đó cũng có thể là những lời nói tróng không, cảm xúc nhất thời và không gì hơn thế. Sau cùng, qua những cảm xúc cao và thấp, chúng ta đều đã nói những lời trong quá khứ mà mình không thật sự tin.

Vậy làm thế nào một người biết được đó có phải là một quyết định chân thành hay không?


Nếu lời thú tội đó không dựa trên hiểu biết về tin mừng, hay nếu điều đó không dẫn theo sự vâng lời Chúa Giê-su và vẫn theo bước với ngài, thì thật đáng nghi rằng điều chân thành gì đó có thật sự xảy ra.

Bạn có quan điểm thiếu sót về sự cứu rỗi nào trên đây không?

Quan điểm thiếu sót

Tôi từ khi sinh ra đã là con tin Công giáo và vẫn là người Công giáo suốt cuộc đời này.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Rô-ma 3:23
...vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời

Công vụ 3:19
Vậy anh em hãy ăn năn, quay về Đức Chúa Trời, ngõ hầu tội lỗi của anh em được tẩy sạch

Quan điểm thiếu sót

Tôi tin vào mọi điều Kinh Thánh dạy.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Hiểu biết trí tuệ hay chỉ niềm tin vào Chúa Trời không đủ cho sự cứu rỗi.

Gia-cơ 2:19
Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm, các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ!

Là các thiêng linh, ác quỷ tin vào sự thật trong câu nói "Chúa Giê-su là Con của Chúa Trời" và "Chúa Giê-su chết cho tội lỗi của nhân loại" với độ chắc chắn hơn bất kỳ người nào. Tuy nhiên, chúng ta sẵn sàng đồng ý rằng sự hiểu biết trí tuệ về Chúa Giê-su đó không có nghiã là chúng được cứu rỗi.

Quan điểm thiếu sót

Tôi rơi lệ và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Trời trong cuộc sống của tôi.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Cảm xúc có thể có ý nghĩa, nhưng chúng không tương ứng với sự cứu rỗi.

Gia-cơ 2:19
Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm, các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ!

Quan điểm thiếu sót

Tôi tin rằng mình được cứu rỗi và điều đó là đủ.

KINH THÁNH DẠY THẾ NÀO?

Nhiều người được dạy rằng họ không nên nghi ngờ sự cứu rỗi của họ và họ nghĩ rằng có niềm tin đó cũng như là nhận được sự cứu rỗi. Hãy xem lại các vị quan Tư Tế (một nhóm người mộ đạo cùng thời với Chúa Giê-su). Họ là ví dụ chính cho những ai tin vào sự cứu rỗi của họ một cách chân thành. Tiếc thay, họ thành thật đã sai.

Ma-thi-ơ 23:13-15: Khốn cho các ông, những giáo sư Kinh Luật và người Pha-ri-si là những kẻ đạo đức giả! Các ông đóng cửa Nước Thiên Đàng trước mặt người ta. Chính các ông đã không vào mà ai muốn vào các ông cũng không cho.” Khốn cho các ông, những giáo sư Kinh Luật và người Pha-ri-si là kẻ đạo đức giả, Các ông ăn nuốt nhà cửa của đàn bà góa nhưng lại giả vờ cầu nguyện thật lâu cho người ta thấy, vì thế các ông sẽ bị hình phạt nặng nề hơn. Khốn cho các ông, những giáo sư Kinh Luật và người Pha-ri-si là những kẻ đạo đức giả! Các ông vượt biển băng ngàn để chinh phục một người theo đạo, khi được rồi thì các ông làm cho kẻ ấy trở thành con của hỏa ngục gấp đôi các ông."

Quan điểm thiếu sót

Tôi rất tích cực trong hội thánh.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Ma-thi-ơ 7:21-23:
Không phải hễ ai nói với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ đều sẽ vào Nước Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ những người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời. Vào ngày ấy, nhiều người sẽ nói với Ta rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng con đã nhân danh Ngài nói tiên tri, nhân danh Ngài trừ quỷ, nhân danh Ngài làm nhiều phép lạ.’ Nhưng Ta sẽ phán cùng họ rằng: ‘Ta không biết các người, hỡi những kẻ gian ác, hãy lui ra khỏi Ta!’ ”

Quan điểm thiếu sót

Tôi từ khi sinh ra đã là con tin Công giáo và vẫn là người Công giáo suốt cuộc đời này.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Rô-ma 3:23
...vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời

Công vụ 3:19
Vậy anh em hãy ăn năn, quay về Đức Chúa Trời, ngõ hầu tội lỗi của anh em được tẩy sạch

Quan điểm thiếu sót

Tôi tin vào mọi điều Kinh Thánh dạy.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Hiểu biết trí tuệ hay chỉ niềm tin vào Chúa Trời không đủ cho sự cứu rỗi.

Gia-cơ 2:19
Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm, các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ!

Là các thiêng linh, ác quỷ tin vào sự thật trong câu nói "Chúa Giê-su là Con của Chúa Trời" và "Chúa Giê-su chết cho tội lỗi của nhân loại" với độ chắc chắn hơn bất kỳ người nào. Tuy nhiên, chúng ta sẵn sàng đồng ý rằng sự hiểu biết trí tuệ về Chúa Giê-su đó không có nghiã là chúng được cứu rỗi.

Quan điểm thiếu sót

Tôi rơi lệ và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Trời trong cuộc sống của tôi.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Cảm xúc có thể có ý nghĩa, nhưng chúng không tương ứng với sự cứu rỗi.

Gia-cơ 2:19
Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm, các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ!

Quan điểm thiếu sót

Tôi tin rằng mình được cứu rỗi và điều đó là đủ.

KINH THÁNH DẠY THẾ NÀO?

Nhiều người được dạy rằng họ không nên nghi ngờ sự cứu rỗi của họ và họ nghĩ rằng có niềm tin đó cũng như là nhận được sự cứu rỗi. Hãy xem lại các vị quan Tư Tế (một nhóm người mộ đạo cùng thời với Chúa Giê-su). Họ là ví dụ chính cho những ai tin vào sự cứu rỗi của họ một cách chân thành. Tiếc thay, họ thành thật đã sai.

Ma-thi-ơ 23:13-15: Khốn cho các ông, những giáo sư Kinh Luật và người Pha-ri-si là những kẻ đạo đức giả! Các ông đóng cửa Nước Thiên Đàng trước mặt người ta. Chính các ông đã không vào mà ai muốn vào các ông cũng không cho.” Khốn cho các ông, những giáo sư Kinh Luật và người Pha-ri-si là kẻ đạo đức giả, Các ông ăn nuốt nhà cửa của đàn bà góa nhưng lại giả vờ cầu nguyện thật lâu cho người ta thấy, vì thế các ông sẽ bị hình phạt nặng nề hơn. Khốn cho các ông, những giáo sư Kinh Luật và người Pha-ri-si là những kẻ đạo đức giả! Các ông vượt biển băng ngàn để chinh phục một người theo đạo, khi được rồi thì các ông làm cho kẻ ấy trở thành con của hỏa ngục gấp đôi các ông."

Quan điểm thiếu sót

Tôi rất tích cực trong hội thánh.

Kinh Thánh dạy thế nào?

Ma-thi-ơ 7:21-23:
Không phải hễ ai nói với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ đều sẽ vào Nước Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ những người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời. Vào ngày ấy, nhiều người sẽ nói với Ta rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng con đã nhân danh Ngài nói tiên tri, nhân danh Ngài trừ quỷ, nhân danh Ngài làm nhiều phép lạ.’ Nhưng Ta sẽ phán cùng họ rằng: ‘Ta không biết các người, hỡi những kẻ gian ác, hãy lui ra khỏi Ta!’ ”

Những quan điểm theo Thánh kinh về Sự cứu rỗi

Sự Cứu Rỗi là một Món Quá Miễn Phí

Trước hết, sự cứu rỗi được miêu tả trong Kinh Thánh như là một món quà từ Chúa Trời.

Ê-phê-sô 2:8 nói rằng được cứu rỗi

"không phải tự sức anh chị em, nhưng là một tặng phẩm Đức Chúa Trời ban"

Một món quà, theo tính chất của nó, không thể giành được hay đòi hỏi (như là tiền lương).

Không điều gì chúng ta làm có thể giành được món quà cứu rỗi, dù là hành động tốt hay nghi thức tôn giáo.

Món quà này chỉ có thể được nhận với lòng tri ân.

Sự Cứu Rỗi là một Món Quà Tình Cảm

Tuy nhiên, khi chúng ta nghĩ về quà tặng, tâm trí chúng ta lập tức có hình ảnh các sản phẩm được đóng gói đẹp - các vật phẩm mà chúng ta sở hữu hay tiêu dùng.

Nhưng sự cứu rỗi là một món quà từ tình cảm với Chúa Trời. Nó không phải là một vật phẩm mà chúng ta có thể nắm giữ hay bước đi với nó. Nó là một khoản trợ cấp từ một mối quan hệ mà chúng ta không xứng đáng - như một đứa trẻ mồ côi được đón nhận vào một gia đình.

Khi người ta không hiểu rằng sự cứu rỗi là một món quà tình cảm,

họ xem sự cứu rỗi như một loại vé miễn phí lên thiên đường

mà họ có thể cất đi, và tiếp tục sống cuộc đời họ phần nhiều không ảnh hưởng.

Đây là một trong những quan điểm thiếu sót về sự cứu rỗi, khi sự cứu rỗi được xem như một thứ mà người ta có thể lấy được bằng cách nói lời cầu nguyện đúng.

Có lẽ nghĩa rộng của từ "món quà" khiến chúng ta xem sự cứu rỗi như một đồ vật.

Tuy nhiên, khi chúng ta đọc Kinh Thánh, thật rõ ràng là

sự cứu rỗi là một lời mời cho một mối quan hệ tiếp diễn.

Và điều này hợp lý vì bản chất của tội lỗi là sự từ bỏ tình yêu thương với Chúa Trời.

Vì vậy, được cứu khỏi điều đó cũng có nghĩa là làm lành với Ngài về mặt tình cảm.

Để minh hoạ điểm này, mời xem câu chuyện về một  vị vua nhận một đứa trẻ ăn mày làm người kế vị.

Một ngày nọ, một vị vua tốt, khi đang ngao du vùng đồng quê, bắt gặp một đứa trẻ ăn mày.

Mang lòng thương xót, vị vua kết bạn với đứa trẻ và hỏi anh ta có muốn được nhận nuôi không.

Đứa trẻ nhìn nhà vua và vì lý do nào đó tin vào lời mời khó tin này không phải là một trò đùa độc ác. Đáp lại lời mời đó, đứa trẻ trao cuộc sống của mình vào tay nhà vua bằng cách leo lên chiếc xe của vua.

Lúc này, đứa trẻ hiểu rằng những ngày ăn xin đã qua rồi. Cậu bé không còn níu kéo những giẻ rách ăn mày hay cách sống trộm cắp và xin ăn - dù những cách sống này đã giúp cậu ta trong quá khứ.

Thật ngớ ngẩn nếu cậu bé nhận lời mời, nhưng thay vì theo vị vua về cung điện, lại khăng khăng muốn theo cuộc sống hiện tại và không thể mơ được rằng cậu ta phải từ bỏ máng ăn xin của mình.

Nếu điều này xảy ra, thì cậu bé có thật sự nhận lời mời của nhà vua không? Từ lúc cậu bé leo lên xe vua, cậu đã chấp nhận một mối quan hệ mới với nhà vua như là cha của mình.

Nhận biết mối quan hệ này mỗi này, cậu bé ăn xin bắt đầu một cuộc sống tuân thủ, tôn trọng và yêu thương đứa vua cha mình. Nhận lấy mối quan hệ mới này như là một người con giúp cậu bé tiếp thu các tính chất và giá trị của gia đình hoàng tộc.

SỰ CỨU RỖI

Món quà của sự cứu rỗi là món quà tình yêu thương và khoan hồng của Chúa Trời. Đó là một món quà tình cảm, rất giống như lời cầu hôn cho hôn nhân hay lời mời nhận nuôi từ một vị vua khoan hồng cho những người đã phản lại ngài.

Chúa Giê-su thế thân cho tôi

Cụ thể là, món quà cho phép tôi trở thành con của Chúa là món quà của sự công chính mà Chúa Giê-su dành cho tôi.

Giá trị của Ngài được ban cho tôi, và tôi được che trở bởi sự công chính của ngài.

Tác giả J. D. Greear giải thích:

"Tin mừng là đấng Giê-su đã chịu tất cả sự phẫn nộ của Chúa Trời cho tội lỗi của tôi.

Chúa Giê-su đã hoán đổi vị trí với tôi,

sống cuộc sống hoàn hảo mà tôi nên sống, và chịu cái chết mà tôi bị kết tội phải mang.

2 Cô-rinh-tô 5:21 bảo rằng:

"Đức Chúa Trời đã làm cho Chúa Cứu Thế, Đấng vốn chẳng biết tội lỗi, trở nên tội lỗi vì chúng ta để nhờ ở trong Chúa Cứu Thế chúng ta trở nên công chính trong Đức Chúa Trời."

rằng Ngài đã thật sự trở thành tội lỗi của tôi để tôi có thể trở nên sự cộng chính của Ngài.

Thánh Athanasius gọi điều này là

'sự hoán đổi vĩ đại'

Ngài lấy bản án của tôi, chịu chết vì nó, và cho tôi lý lịch hoàn hảo của Ngài thay vào đó [...] Các nhà thần học gọi đó là

'quà tặng công chính' "

J. D. GREEAR, tác giả

Vậy, làm sao một người có thể nhận được lời mời cứu rỗi?

Đến đây kết thúc phần đầu của Chương 6.

Để đọc thêm, một bản PDF của Chương Sáu có thể tìm thấy tại đây. Để hiểu thêm, vui lòng xem các câu chuyện sau về sự phục sinh đã có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của nhiều người.

Đây Là Câu Chuyện Của Tôi